Cách trồng cây cúc tần Ấn Độ xanh tốt trên ban công, sân thượng

09:30:06 04/05/2023

Cúc tần Ấn Độ là một loại dây leo rất được yêu thích bởi loài cây này dễ trồng, dễ chăm sóc và có khả năng thích nghi tốt với môi trường. Nếu bạn muốn không gian nhà ở trở nên xinh đẹp thì có thể trồng loại cây này. Bài viết này, VNFarm xin chia sẻ cho bạn cách trồng cây cúc tần Ấn Độ nhé! 

Xem nhanh

1. Đặc điểm của cây cúc tần Ấn Độ


Cây cúc tần Ấn Độ hay còn gọi là dây mành trúc, cây bạc đầu, dây gọi tên, có tên khoa học là Vernonia elliptica, thuộc họ Cúc và có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ.

Cây cúc tần Ấn Độ là một loại thuộc nhóm dây leo thân thảo lâu dần sẽ hóa gỗ. Dây cúc tần có chiều dài khoảng 4 - 20m. 

Thân: Khi còn non thân có màu xanh nhạt và chuyển màu nâu khi trưởng thành, trên thân cây có nhiều lông mềm mịn màu xám trắng. 

Lá: Có hình oval thuôn dài, đuôi lá nhọn hoặc tù, có màu xanh đậm, cuống lá ngắn, mép phải thẳng không răng cưa. Lá xanh mướt quanh năm và không bị rụng lá sinh lý vào mùa đông. 

Cành: Cành và các nhánh của cây buông dài mềm mại, rủ xuống như những dòng thác đang tuôn chảy. 

Hoa: Hoa mọc thành chùm hình chùy. Mỗi hoa chia thành 5 cánh, tràng hoa có màu hồng nhạt, dài từ 5 đến 6mm. Chùm hoa bình thường dài từ 5 - 15 cm tùy thuộc vào loại hoa nhỏ hay to. Nụ hoa cúc tần Ấn Độ thường có hình trứng, khi hoa nở tạo thành hình chuông thắt nhẹ ở đoạn giữa hoa. 

Quả: Có màu nâu nhạt, hình ngũ giác.  

Vậy cách trồng cây cúc tần Ấn Độ cũng như cách chăm sóc có khác gì với những loại cây kiểng bình thường. Để biết chi tiết xem hết bài viết bên dưới đây nhé!

2. Đất trồng cúc tần Ấn Độ


Cúc tần Ấn Độ không kén đất trồng, cây có thể sinh trưởng tốt ở tất cả các loại đất như đất kiềm, đất chua hay đất khô cằn sỏi đá, đất cạn kiệt chất dinh dưỡng hay cả những loại đất mặn, đất phèn. Nhờ khả năng thích ứng nhanh nên chúng có thể chịu được cả ngập úng hay hạn. 

Để trồng cúc tần Ấn Độ nhanh phát triển, cành xanh tốt, ra nhiều hoa thì nên chọn những đất không bẩn và giàu chất dinh dưỡng. Đất trồng cúc tần Ấn Độ có thể trộn đất thịt thêm phân hữu cơ để tạo điều kiện tốt nhất cho cây. 

3. Hướng dẫn cách trồng cây cúc tần Ấn Độ


Tham khảo cách trồng cây cúc tần Ấn Độ đơn giản tại nhà, chi tiết cách thực hiện như sau:

Thông thường, cách trồng cây cúc tần Ấn Độ phổ biến nhất là giâm cành. Do đó, khi chọn cành phải chọn những cành bánh tẻ to vừa phải sau đó cắt cành thành đoạn ngắn khoảng 30cm. Ngâm cành vào dung dịch kích thích ra rễ khoảng 15 phút trước khi đem trồng

Nếu trồng trong chậu bạn nên lót một lớp sỏi vào đất chậu để giúp cây thoát nước tốt hơn. Sau đó cho đất đã chuẩn bị vào khoảng ⅓ chậu. Tiếp tục lót thêm một lớp phân vi sinh trộn với đất rồi cắm khoảng vài ba cành cúc tần Ấn Độ. Sau cùng rải một lớp rơm rạ mỏng để đất giữ được độ ẩm tốt. 

Sau đó, đem chậu cây trồng vào nơi mát mẻ, có bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời và tiến hành tưới nước cho cây. Cần đảm bảo độ ẩm cho cây phát triển. 

4. Hướng dẫn cách chăm sóc cây cúc tần Ấn Độ

4.1. Độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ phù hợp với cúc tần Ấn Độ


Độ ẩm: Cây cúc tần Ấn Độ là cây ưa ẩm, sinh trưởng tốt ở độ ẩm khoảng 70 - 90%. Nếu độ ẩm dưới 40% thì cây vẫn chịu được. 

Ánh sáng: Cây có thể chịu được nhiệt khá tốt do đó bận có thể trồng ở những nơi có ánh nắng trực tiếp hoặc nơi có bóng râm thì cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt. 

Nhiệt độ: Cây có thể chịu được khá cao hoặc nhiệt độ thấp 8 - 10 độ C thì chúng vẫn có thể sống tốt mà không hề ảnh hưởng đến lá . 

4.2. Tưới nước cho cây cúc tần Ấn Độ


Sau khi trồng phải tưới nước ngay để tránh héo cành trong những ngày nắng nóng. Đối với những cây trưởng thành bạn nên tưới nước đều đặn mỗi ngày một lần vào mùa hè, còn mùa đông thì hạn chế tưới cây. 

4.3. Bón phân cho cúc tần Ấn Độ


Xem thêm:

Bón phân là một trong những bước chăm sóc quan trọng để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Bạn nên bón phân cho cây từ 1 đến 2 lần trong tháng bằng phân hữu cơ. Khoảng 2 tháng bạn có thể trộn thêm 2g phân NPK (10-5-5) bón thêm cho cây để kích thích cây ra nhiều nhánh và giúp lá cây luôn giữ được màu xanh, tránh bị vàng lá. 

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm phân chuồng hoai mục từ 1 đến 2 lần trong năm để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn, giúp lá to, đều, nhánh dài và rũ nhiều hơn. 

4.4. Tỉa cành, cắt cây


Cúc tần Ấn Độ là một loài cây leo, có thân dài và nhánh rủ xuống theo chiều dài. Mỗi cây có thể dài đến 15m nếu không được cắt tỉa. Tuy nhiên, bạn nên tiến hành cắt tỉa để cây bớt nhánh có thể làm giảm lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. 

Định kỳ cắt tỉa hoặc tạo dáng cho cây Cúc tần Ấn Độ theo ý muốn để tạo nên một giàn cây đẹp nhất.

4.5. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây cúc tần Ấn Độ


Đây là giống cây khỏe mạnh, nên trong cách trồng cây cúc tần Ấn Độ rất ít khi bị sâu bệnh hại tấn công. Tuy nhiên, bạn cần chú ý quan sát cây để phát hiện và điều trị kịp thời khi cây bị sâu bệnh.

Bạn nên thường xuyên dọn dẹp gốc cây, cắt bỏ các cành già, cành bị thối chết hoặc cành quá rậm rạp để tránh sâu bệnh gây hại cho cây và làm mất vẻ đẹp của không gian xung quanh. Nếu bạn lo ngại rằng cây Cúc tần Ấn Độ sẽ làm tăng số lượng muỗi và côn trùng, bạn có thể xông hương cho ngôi nhà của mình bằng vỏ bưởi khô, bồ kết để giảm thiểu tình trạng này.

Như vậy, VNFarm vừa chia sẻ cho bạn cách trồng cây cúc tần Ấn Độ siêu đơn giản. Nếu bạn muốn không gian sống trở nên đẹp, xanh thì cúc tần Ấn Độ là sự lựa chọn hoàn hảo. Hãy truy cập vào VNFarm để cập nhật thêm nhiều kiến thức về cách trồng và cách phòng bệnh trên cây rau bạn nhé. 


Liên hệ