6 loại rệp hại cây trồng phổ biến hiện nay
Trong quá trình trồng cây của bà con, có lẽ rệp là một trong những loại sâu gây hại nặng nề. Nếu không phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời cây sẽ không phát triển và sinh trưởng, nặng hơn là chết. Do đó, trang bị kiến thức về các loại rệp hại cây trồng giúp bà con hiểu hơn từ đó bảo vệ cây trồng một cách tốt nhất. Hãy cùng VNFarm tìm hiểu từ A đến Z ngay trong bài viết dưới đây!
1. Rệp mềm
Rầy mềm chủ yếu gây hại trên cây cam, cụ thể là 2 loại: Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus. Chúng xuất hiện phổ biến ở các quốc gia chuyên trồng các loại cây có múi: cam, quýt tại Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài loan, Nhật, Trung Quốc Việt Nam,... Thành trùng của rầy mềm cũng có 2 dạng, dạng có cánh và không có cánh:
1.1. Dạng có cánh
Rầy mềm dạng có cánh thì trên người có sẽ có màu nâu đỏ đến đen, nhưng ở phần ngực sẽ có màu đậm hơn. Phần râu ở đầu sẽ ngắn hơn phần cơ thể và có màu nâu đỏ. Dưới chân và đoạn cuối của râu lại có màu trắng, đoạn dùng để nối giữa các đốt râu cũng có màu trắng.
Rệp mềm có cánh có chiều dài từ 1.6 đến 2.1mm, chiều rộng từ 0.8 đến 1mm. Các chân của chúng có màu sậm, riêng đốt thì có màu nhạt. Phần bụng màu cũng nhạt, bên cạnh đó có nhiều đốt đạm nằm rải rác nhau, ống bụng cũng có dạng trụ màu đậm.
1.2. Dạng không có cánh
Dạng này thì thân rệp có màu nâu đỏ, lớn hơn dạng có cánh. Đồng thời, có chiều dài từ 1.7 đến 2.1mm. Chiều rộng 1.1 đến 1.35mm. Rệp mềm dạng này có rất nhiều lông dài và nhiều đốm màu rải rác. Loài này chúng thường đẻ con, 1 con cái có thể đẻ từ 1 - 16 con rầy con trong một ngày. Trong suốt vòng đời chúng sống khoảng 12 đến 33 ngày có thể đẻ số lượng con lên đến 100 con.
Ấu trùng rầy mềm thay da 4 lần trong suốt khoảng thời gian từ 4 đến 16 ngày, nhưng tùy thuộc vào điều kiện và thức ăn của chúng. Vòng đời của rầy mềm hoàn thành trong 3 tuần, nhưng gặp điều kiện thuận lợi có thể lên đến 12 thế hệ trong vòng 1 năm.
1.3. Cách gây hại của rầy mềm lên cây trồng
-
Cơ chế gây hại lên cây trồng của rầy mềm là hút và chích nhựa lá, cành non. Làm cho cây không thể tăng trưởng, lá non cũng bị cong và biến dạng nặng nề.
-
Nếu rầy mềm tấn công vào thời gian ra trái, sẽ làm trái chín sớm hơn dự định và chất lượng quả cũng giảm sút. Có thể bạn chưa biết, phân do rầy mềm thải ra sẽ chứa đường, đường này sẽ thu hút nấm đen tới đóng trên thân hoặc lá rồi làm giảm khả năng quang hợp của cây. Quá trình sinh trưởng và phát triển sẽ bị chậm lại.
-
Rệp mềm là một trong những tác nhân chính gây nên bệnh Tristeza ở cây trồng. Rất giống với triệu chứng cây thiếu dưỡng chất hoặc rễ cây bị suy yếu, cành non chết dần.
2. Rệp sáp
Đôi nét giúp bà con hiểu hơn về loài rệp sáp. Con rệp sáp cái trưởng thành sẽ không có cánh, thân thường mềm và có hình bầu dục, chiều dài khoảng 3mm. Bên ngoài của chúng phủ một lớp bột sáp trắng và hai bên mình có những sợi sáp trắng.
Ở cuối bụng của chúng có một cặp đuôi ngắn, rệp đực trưởng thành sẽ có một cặp cánh mỏng, cơ thể thường dài 2mm và có màu xám nhạt. Còn riêng rệp sáp non thì khá giống rệp cái trưởng thành, nhưng kích thước nhỏ hơn.
2.1. Rệp sáp gây hại lên cây trồng
-
Những con rệp còn non chúng sẽ sống ở kẽ lá hoặc chùm hoa.
-
Điều kiện lý tưởng để chúng phát triển là khí hậu nóng, ẩm. Chúng sinh sống và làm hại nhiều cây trồng như dứa, vạn tuế, thiên tuế,... đến những cây có thể ăn trái như đu đủ, nhãn, xoài,...
-
Rệp sáp chủ yếu hút nhựa cây và từ đó tiết dịch để tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển.
-
Rệp sáp thường tấn công mạnh vào mùa khô và giảm trong mùa mưa.
3. Rệp Aphid bonsai gây hại trên cây và hoa cảnh
Rệp sẽ hút hết chất dinh dưỡng từ cây, nhưng với số lượng rệp lớn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng làm chết cây. Rệp có thể mang virus bệnh từ cây này sang cây khác. Bạn không nên cảnh giác khi ngày đầu chỉ thấy vài con rệp, chỉ sau vài ngày số lượng này có thể nhân lên gấp vài chục lần.
Rệp con từ khi mới nở đã có chân bò đi khắp nơi, về sau chân của chúng sẽ thoái hóa dần và bám dính ở một chỗ thích hợp để hút cạn kiệt nhựa của cây. Cũng giống như rệp mềm, loại rệp này khi thải ra có nhiều chất dinh dưỡng và trong chất đó có đường, là môi trường vô cùng thuận lợi để bồ hóng phát triển. Điều này làm ảnh hưởng nặng nề đến quá trình quang hợp của cây. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nặng nề đến cây.
4. Rệp phấn trắng
Rệp phấn trắng có đặc điểm là phạm vi cây ký chủ rất rộng. Rầy phấn trắng sẽ đẻ trứng thành vòng xoắn ốc trên bề mặt lá, trái còn non hoặc chồi. Thành trùng sẽ phủ một lớp phấn trắng nhằm bảo vệ trứng và ấu trùng.
Rệp phấn trắng sẽ tập trung chủ yếu trên bề mặt lá, chúng sẽ chích hút nhựa của lá. Nấm bồ hóng đen sẽ phát triển trên các lớp sáp để làm cho lá giảm khả năng quang hợp và trái cũng không còn chất lượng. Đồng thời, tác hại nguy hiểm là khả năng truyền nhiều bệnh virus cho cây trồng và lây sang những cây khác.
5. Rệp xanh hai chấm
Đây là loại côn trùng đa thực. Loại rệp xanh hai chấm này gây hại trên nhiều loại cây trồng như cà, ớt, cối xay, khoai tây, khoai lang, đậu phộng,...
Đặc biệt, đối với những hộ gia đình trồng bông cần đặc biệt chú ý vì loại rệp xanh hai chấm tấn công cây bông vào cả mùa khô lẫn mùa mưa.
Rầy xanh hai chấm có mật độ, cứ 1 lá thì có 2 con, làm ảnh hưởng đến 17% năng suất. Mức độ gây hại của loại rệp này tăng dần từ đầu cho đến cuối vụ, những con rầy non và trưởng thành sống dưới mặt lá và chích hút dịch của cây.
Rầy xanh hai chấm sẽ xuất hiện ở đầu vụ nhưng ít, chờ đến khi cây được 70 đến 80 ngày tuổi rầy sẽ hút chích và làm cháy lá, rụng nụ, quả non, hoa. Năng suất và chất lượng cây sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng.
6. Rệp nhảy, rệp phấn
Xem thêm:
- Hướng dẫn chi tiết cách diệt rệp trong đất
- Hướng dẫn cách diệt rệp trên cây ớt hiệu quả 100%
Một trong các loại rệp hại cây trồng thì rệp nhảy, rệp phấn có ấu trùng rệp có màu hơi ngả vàng, trên cơ thể phủ sáp trắng. Đuôi sáp dài thì nằm ở cuối bụng. Thành trùng có màu xanh nâu, cơ thể thì không phủ sáp trắng và thường số ở mặt dưới lá, ít khi nhảy. Ấu trùng và con rệp trưởng thành thường sống ở mặt dưới của lá.
6.1. Triệu chứng gây hại rệp nhảy, rệp phấn
Ở giai đoạn trưởng thành và ấu trùng rầy nhảy đều gây hại bằng cách chích hút trên lá non của cây. Khi phát hiện lá xuất hiện những chấm vàng, nếu mức độ tấn công nặng thì lá sẽ bị khô rồi cong lại, rụng dần.
Cũng như những loại rệp khác, ấu trùng sẽ thải ra mật ngọt. Từ đó tạo môi trường lý tưởng đến nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến quá trình cây quang hợp.
7. Vansi - Đặc trị rầy, rệp hiệu quả
Cây trồng đang bị nhện đỏ, rầy rệp, côn trùng hút chích tấn công. Với tốc độ lây lan nhanh và mạnh. Bà con hãy yên tâm, đã có Vansi - rầy, rệp, nhện đỏ chỉ là chuyện nhỏ. Vansi chế phẩm sinh học tiêu diệt triệt để nhện đỏ, rầy, rệp, côn trùng hút chích. Với cơ chế sử dụng vi nấm ký sinh, ăn sâu vào cơ thể qua các đốt, làm cho côn trùng, sâu hại ngừng ăn, rồi chết.
Hiệu lực kéo dài từ 10-15 ngày. Không cần thời gian cách ly. Đặc biệt, sản phẩm phun được nhiều lần mà không sợ bị nhờn thuốc, an toàn không độc hại.
7.1. Hướng dẫn sử dụng Vansi phòng trừ rầy, rệp gây hại trên cây trồng
Pha 25 - 50g Vansi cho bình 20 - 25 lít nước phun đều cả 2 mặt lá, thân cây, hoa và vùng dưới tán.
Pha 500g Vansi cho 200 - 250 lít nước khi thấy rệp xuất hiện nhưng ít. Phun định kỳ 15 - 30 ngày/lần khi phòng trừ rầy rệp.
Pha 500g cho 300 - 400 lít nước để quản lý và phòng ngừa côn trùng và sâu hại cây trồng. Phun 5 - 10 ngày/lần khi thấy côn trùng gây hại với tần xuất hiện nhiều.
Đối tượng: Cây lúa, cây rau màu, hoa kiểng, cây ăn trái, và cây công nghiệp.
8. VNFarm công ty chuyên sản xuất, cung cấp chế phẩm Vansi
VNFarm đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp chế phẩm Vansi phòng trừ rầy rệp trên sâu ăn lá, sản phẩm đang được bán trực tiếp tại website VNFarm. Chúng tôi áp dụng mô hình giao hàng trực tiếp từ nhà máy đến tay khách hàng để đảm bảo sản phẩm chính hãng, không bị làm nhái, làm giả và giúp khách hàng mua được sản phẩm với giá thành rẻ nhất.
Khi mua hàng tại VNFarm thì nhân viên kỹ thuật sẽ hỗ trợ bà con xuyên suốt trong quá trình trồng và chăm sóc cây.
8.1. Lợi ích khi mua hàng tại website VNFarm
-
Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí cho khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm VNFarm.
-
Quý khách sẽ được hưởng ưu đãi đặc biệt khi mua hàng với số lượng lớn.
-
Chúng tôi giao hàng tận nơi tại 63 tỉnh thành và thời gian nhận hàng dự kiến là từ 3 đến 5 ngày. Đối với khu vực TPHCM, thời gian nhận hàng sẽ từ 1 đến 2 ngày.
-
Quý khách cũng có cơ hội trở thành đại lý của VNFarm.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần tư vấn về sản phẩm Vansi, xin vui lòng liên hệ với VNFarm qua số Hotline: 032 8866 088 - 035 946 0202. Chúng tôi sẽ sẵn lòng giúp đỡ và tư vấn cho bạn.
Ngoài ra, để xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến bệnh hại cây trồng thì hãy theo dõi các bài viết mới nhất tại website VNFarm.