Thuốc trị bệnh mốc sương cà chua hiệu quả
Có thể nói bệnh mốc sương cà chua là một trong những nỗi lo của bà con nông dân. Bởi khi cây cà chua nhiễm bệnh này sản lượng sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên, không hẳn là không có cách giải quyết, hiện nay nền nông nghiệp phát triển nên có nhiều giải pháp trị bệnh mốc sương ở cà chua. Hãy cùng VNFarm tìm hiểu từ A đến Z trong bài viết dưới đây!
1. Bệnh mốc sương cà chua là gì?
Bệnh mốc sương ( bệnh sương mai) thường xuất hiện trên cây cà chua. Bệnh gây hại trên lá, thân, quả làm lá héo, thân teo tóp, trái sượng không thể chín. Vết bệnh được phủ một lớp nấm trắng như sương mỏng. Bệnh trở nặng sẽ làm cả thân, cành, quả đều bị thối thâm đen.
2. Nguyên nhân gây bệnh mốc sương
Bệnh mốc sương cà chua được gây ra bởi hai loại vi khuẩn chính là Xanthomonas và Phytophthora. Nhưng cà chua bị nhiễm nấm Phytophthora thường gặp hơn. Loại nấm này sẽ gây ra nhiều đốm nâu trên khu vực lá. Dần dần chuyển sang màu vàng và cuối cùng là thối quả và lá. Nếu không xử lý bệnh mốc sương cà chua một cách triệt để cây cà chua có thể chết và năng suất giảm đáng kể. Bệnh có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
3. Triệu chứng bệnh mốc xương trên cây cà chua
3.1. Xuất hiện trên lá
Bệnh mốc sương thường xuất hiện ở mép lá cà chua. Những đốm nhỏ màu xanh hạt, có ướt. Sau đó, vết bệnh lớn dần sau đó lan vào trong phiến lá, nó có màu nâu, có ranh giới rõ rệt với phần xanh còn lại của lá. Mặt dưới của lá, có một lớp mốc trắng, nhìn giống như sương. Khi bệnh nhẹ, lá chỉ hơi bị cháy, nhưng khi bệnh nặng thì toàn bộ phiến lá bị cháy khô.
3.2. Xuất hiện trên thân và cành
Có những đoạn dài màu nâu đen xuất hiện trên thân của cây cà chua. Lâu dần bệnh mốc sương cà chua làm cành bị thối ướt. Chỗ bị bệnh thường teo lại và rất dễ bị gãy nếu chạm vào. Phía trên mặt có lớp bao phủ. Nếu bệnh nặng, tác động xấu cản trở hoạt động của cây, dẫn đến yếu dần rồi chết.
Xem thêm:
- 4 bệnh trên cây cà chua hay thường gặp phải
- Bệnh xoăn lá cà chua nguyên nhân, tác hại và cách phòng bệnh
3.3. Xuất hiện trên quả
Vị trí bệnh mốc sương cà chua thường xuất hiện là mặt trên của quả cà chua. Trên quả sẽ có những đốm màu xanh xám, ướt, vết bệnh sẽ lớn dần, sau đó chuyển sang màu trắng đục. Tiếp đến chuyển sang màu nâu, lõm. Quả sẽ bị nhăn lại, Có viền rõ, bên trong có thể bị thối. Nếu bệnh còn ở mức độ nhẹ sẽ hơi nám và cứng. Nhưng bệnh nặng thì quả bị rụng không phát triển được.
Tác hại bệnh mốc sương trên cây cà chua
Lá héo khô, thân, cành ốm yếu teo tóp lại. Hoa rụng, quả bị thối đồng loạt.
Nếu không phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời, nấm bệnh sẽ lây lan cho cây khoẻ làm giảm chất lượng và năng suất của cây cà chua.
4. Cách phòng trừ bệnh mốc sương trên cây cà chua
Cách khắc phục bệnh sương mai xuất hiện cần có những biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả:
4.1. Lựa chọn giống cây khoẻ
Lựa chọn những giống cây tốt, có khả năng kháng bệnh sẽ phần nào hạn chế được tối đa khả năng mắc bệnh mốc sương cà chua. Nên chọn mua giống ở những cửa hàng uy tín, chất lượng. Hạt giống được đảm bảo.
4.2. Luân canh cây trồng
Khi luân canh cây trồng, kết thúc vụ mùa trước. Cần cải tạo, canh tác lại đất trước khi trồng cà chua. Vì có thể, mầm bệnh vẫn ở trong đất và gây ra bệnh, lây lan làm giảm năng suất đáng kể.
4.3. Thời điểm trồng cây
Bệnh xuất hiện hầu như ở mọi thời điểm trong năm. Nhưng sẽ hạn chế xuất hiện vào giai đoạn nắng nóng kèm theo độ ẩm, lúc này mầm bệnh khó có khả năng phát sinh gây hại. Đây là một trong những điều kiện ức chế nhiều loại nấm bệnh, nên nhà nông cần lên kế hoạch cho vụ mùa tiếp theo thật rõ ràng.
4.4. Vệ sinh vườn
Cỏ dại, tàn dư trong vườn là những nguyên nhân gây phát sinh bệnh mốc sương cà chua, nhưng ít khi được để ý đến. Bạn cần vệ sinh vườn thật sạch sẽ để hạn chế tối đa bệnh phát sinh.
4.5. Xử lý đất và cắt tỉa lại cành lá
Cần bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng đầy đủ cho cà chua. Bằng cách bón phân chuồng đã qua ủ hoại mục. Thêm nữa, những cành lá dưới gốc, rễ làm che chắn, cây không thể thông thoáng là một trong những nguyên nhân sinh bệnh và ủ bệnh. Vì vậy cần cắt tỉa cành lá, để mọi thứ thông thoáng nhất có thể.
4.6. Tưới nước
Hạn chế tối đa tưới nước thẳng lên mặt lá vào sáng sớm và chiều tối khi trời có sương. Tốt nhất nên áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây cà chua. Hạn chế tối đa ngập úng và đất có khả năng thoát nước tốt.
Cần bón lượng phân đầy đủ để cây có sức đề kháng tốt. Ưu tiên sử dụng phân chuồng đã qua xử lý ủ hoại mục, phân hữu cơ vi sinh và hạn chế bón thừa đạm.
5. Cách đặc trị bệnh mốc sương ở cây cà chua
5.1. Biện pháp hoá học
Bạn có thể sử dụng với một số loại thuốc hoá học có chứa các hoạt chất như: Metalaxyl, Azoxystrobin,...
5.2. Biện pháp sinh học
Bệnh mốc sương (sương mai) là loại bệnh thường xuất hiện trên cây cà chua. Để phòng trừ và tiêu diệt loại bệnh này, bà con nên sử dụng sản phẩm Venri chứa thành phần Chaetomium spp, có nhiệm vụ tiết ra enzyme giúp ức chế và tiêu diệt bệnh mốc sương trên cây cà chua.
Bên cạnh đó, Chaetomium spp còn có khả năng ngăn ngừa bệnh héo xanh, thán thư,...
Thuốc đặc trị bệnh mốc sương cà chua Venri mang đến hiệu quả bền vững. Giảm bệnh cây trồng và gia tăng năng suất cho vụ mùa cà chua.
5.3. Hướng dẫn cách sử dụng thuốc trị bệnh mốc sương cà chua
Cây bệnh: Pha khoảng 25ml cho bình 20 - 25 lít nước, phun (tưới) trực tiếp lên thân, cành, mặt sau mặt trước của lá và xung quanh gốc cây. Phun từ 2 đến 3 lần và cách nhau từ 3 đến 5 ngày.
Phòng bệnh: Phun phòng 15 - 30 ngày/lần tuỳ thuộc vào chu kỳ bệnh và thời tiết. Để gia tăng hiệu quả bà con có thể sử dụng kết hợp với sản phẩm Nano Cu VNFarm.
Sản phẩm sử dụng tại nhiều vườn cà chua ở khu vực Đà Lạt, Bình Thuận, Đồng Nai đều có phản hồi về tác dụng sản phẩm tốt. Đặc biệt, VNFarm còn hoàn tiền 100% nếu khách hàng sử dụng sản phẩm nhưng đạt hiệu quả.
Bệnh mốc sương mai cà chua không làm cho cây chết hoàn toàn nhưng lại ảnh hưởng nặng nề đến năng suất cây. Vì vậy, bà con nên phòng trừ bệnh ngay từ khi bệnh chưa xuất hiện bằng những cách nêu trên. VNFarm hy vọng luôn mang đến cho người đọc những thông tin và kiến thức hữu ích về bệnh hại cây trồng!