Sâu keo mùa thu & Những điều bà con cần biết
Sâu keo hại lúa thường hoạt động về đêm, ban ngày thường ẩn nấp ở bụi cỏ, bụi cây ven bờ. Mỗi con bướm cái có thể đẻ từ 7 - 10 ổ trứng. Nói đến đây, bà con cũng đã hình dung được mức độ tàn phá của loài sâu này. Cùng VNFarm tìm hiểu sâu keo mùa thu, những cách phòng, trừ dứt điểm mà ít tốn kém chi phí ngay trong bài viết dưới đây!
1. Đặc điểm sâu keo mùa thu
Sâu keo mùa thu thường đẻ trên lá lúa, cỏ dại, ổ trứng phủ một lớp lông màu vàng xám, mỗi lần đẻ như vậy, có từ 7 - 10 ổ trứng. Những con sâu non tập trung xung quanh ổ, chúng cạp ăn hết những chất xanh của lá lúa, lớn lên chút nữa thì phân tán dần ra xung quanh. Sâu non có màu xanh, khi đẫy thì sức sâu có thể lớn hơn đầu đũa ăn, dài tới 4cm. Đầu của sâu keo hại lúa có màu nâu nhạt, trên lưng có hai sọc to màu xanh sẫm. Mỗi bên sườn có một sọc xanh, một sọc nhỏ màu vàng nhạt.
2. Vòng đời sâu keo mùa thu
Vòng đời sâu keo mùa thu dài trung bình khoảng 30 ngày vào mùa hè, ở mùa xuân kéo dài đến 60 ngày. Mùa thu hoặc đông thì sống đến 80 - 90 ngày.
Sâu keo vũ hóa thành bướm thì chúng ẩn náu vào ban ngày, chỉ hoạt động vào buổi tối. Đôi khi bà con sẽ thấy được sâu keo trong những kẽ lá, lá non được được mở ra.
Con đực và con cái giao phối tạo ra con con, sau thời gian giao phối thì 2 - 3 ngày sẽ có con con.
3. Đặc điểm nhận dạng sâu keo hại lúa qua từng giai đoạn
-
Trứng: trứng sâu keo hại lúa có hình cầu, đường kính khoảng 0.4mm, chiều cao trứng chỉ khoảng 0.3mm. Mỗi ổ trứng như vậy có từ 100 - 200 trứng. Trong suốt một đời sống của thành trùng, chúng đẻ đến 2000 trứng. Thời gian của giai đoạn trứng này chỉ kéo dài từ 1 - 2 ngày vào mùa hè.
-
Ấu trùng: giai đoạn này có 6 tuổi, ấu trùng mới nở có màu xanh lục, hơi nâu đầu màu đen, chúng sẽ chuyển sang màu xanh lam ở tuổi 2. Ở tuổi 3, lưng chuyển màu nâu, từ đây các đường dọc thân sẽ bắt đầu hình thành, từ tuổi 4 - 6 đầu sâu có màu nâu đỏ có đốm trắng. Giai đoạn này thường kéo dài 30 ngày nếu thời tiết mát mẻ.
-
Nhộng: giai đoạn này nhộng có màu nâu đỏ, thường được tìm thấy trong đất ở độ sâu từ 2 - 8cm. Tuy nhiên thì có lúc nhộng cũng sống trên thân hoặc trái chứ không nhất thiết trong lòng đất.
-
Thành trùng sâu keo mùa thu là loại ngài đêm có màu xám, khi sải cánh dài từ 32 - 40 mm. Cánh sau có màu trắng, cánh trước có màu xám đến nâu xám. Thời gian sống của thành trùng có thể kéo dài từ 7 - 21 ngày.
4. Đặc điểm gây hại của sâu keo mùa thu trên cây lúa
Sâu non ban ngày thường sống ẩn nấp ở dưới gốc của lúa, gốc cỏ hay mặt dưới của lá lúa. Do loài sâu này không thích ánh sáng mặt trời. Khi trời tối hoặc râm mát có mưa phùn, chúng bò ra bên ngoài cắn phá, tấn công cây lúa. Chúng tấn công sẽ làm lá lúa khuyết từ hai bên mép đến gân chính.
Nếu không có biện pháp đặc trị, sâu phát triển với mật độ cao, chúng có thể cắn cụt hết lá lúa đến thân lúa, khiến cho cây chỉ còn lại gốc. Không chỉ tấn công một ruộng, sâu keo hại lúa còn tấn công nhiều ruộng ở gần. Khi đẫy thì sức sâu hóa nhộng ngay trong bụi lúa hoặc có thể chui xuống kẽ nẻ đất hay có thể bò lên bờ để tìm kẽ đất hóa nhộng.
5. Kẻ thù của sâu keo mùa thu
Sâu keo mùa thu cũng có thiên địch như những loại sâu khác. Điển hình có thể kể đến ong kí sinh, chim, bọ cánh cứng, nấm ký sinh ấu trùng. Tuy nhiên, thì những loài thiên địch này chỉ có tác dụng khi số lượng đông, điều kiện sống phù hợp, áp đảo được số lượng của sâu keo.
Nếu trên đồng ruộng đã xuất hiện sâu keo mùa thu, không sử dụng các loại thuốc trừ sâu có thể thiệt hại là 100%, ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
6. Biện pháp phòng sâu keo hại lúa
Dưới đây là một số biện pháp phòng sâu keo hại lúa hiệu quả mà bà con có thể áp dụng:
-
Luôn giữ sạch cỏ dại trong ruộng, xung quanh bờ để thành trùng không có nơi để trú ẩn;
-
Xử lý đất, phơi đất, cày ải, cho nước ngập vào ruộng để diệt ấu trùng trong đất
-
Luân canh 1 vụ Bắp, 1 vụ lúa nước, điều này cũng có tác dụng diệt được ấu trùng ẩn nấp trong đất.
-
Thăm ruộng thường xuyên để phát hiện ấu trùng hoặc trứng sâu xuất hiện. Nên kiểm tra thường xuyên những cây ở vị trí khác nhau trong ruộng.
7. Biện pháp xử lý sâu keo mùa thu hại lúa
Leven là sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, giúp cây trồng kháng tốt với các loại côn trùng gây hại như sâu keo hại lúa, sâu tơ, sâu xanh, rệp sáp, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, nhện đỏ,... từ giai đoạn trứng, ấu trùng đến trưởng thành. Bên cạnh đó, hoạt chất Axit Pyroligneous có trong Leven giúp xua đuổi các loại côn trùng gây hại và ngăn ngừa sinh sản trong vườn.
Khi sâu đã xuất hiện trên đồng ruộng, bà con nên ưu tiên sử dụng Leven pha 25 - 50ml cho bình 16 - 25 lít nước tưới đều lên đồng ruộng. Tùy theo mật độ ruộng mà thay đổi nồng độ cho phù hợp. Cứ định kỳ từ 5 - 10 ngày thì phun một lần.
Bà con sẽ thấy hiệu quả sản phẩm sau từ 2 đến 3 lần sử dụng, vì đây là chế phẩm sinh học nên bà con có thể an tâm khi sử dụng.
Đặc biệt tháng 7 này, VNFarm có rất nhiều chương trình khuyến mãi sử dụng sản phẩm dành cho khách hàng mới. Để biết chi tiết về chương trình và nhận tư vấn về sản phẩm thì bà con đừng quên liên hệ VNFarm qua số Hotline: 032 8866 088 - 035 946 0202
Sâu keo mùa thu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lúa nếu không được phát hiện sớm và có hướng xử lý thích hợp. Ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt lúa. Hy vọng những thông tin mà VNFarm cung cấp phía trên sẽ giúp ích cho bà con trong quá trình bảo vệ đồng ruộng nhà mình.