Rau bị vàng lá - Nguyên nhân & Cách khắc phục hiệu quả

01:57:09 17/07/2023

Rau là nguyên liệu chế biến quen thuộc trong bữa ăn gia đình Việt. Chính vì lẽ đó mà rau được trồng phổ biến khắp nơi. Mỗi gia đình đều tự cung tự cấp rau cho riêng mình. Nhưng lại rất dễ gặp tình trạng rau bị vàng lá. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? VNFarm sẽ giải đáp thắc mắc ngay sau đây!

Xem nhanh

1. Rau bị úng nước


Các vấn đề về tưới nước nói chung là nguyên nhân phổ biến nhất khiến rau bị vàng lá. Khi cây của bạn bị ngập nước, sức sống và khả năng phát triển sẽ giảm. Oxy đang bị đẩy ra khỏi đất, và rễ cây chỉ đơn giản là “không được thông thoáng”, chết ngạt. Với ít không khí trong đất, rễ sẽ bị úng và thối rữa. 

Tưới nước quá mức cũng dẫn đến các bệnh nấm khác nhau. Để kiểm tra độ ẩm trong đất,  bạn đào xuống độ sâu vài cm gần thân cây, rồi lấy một nắm đất nhỏ và bóp chặt. Nếu nó ẩm hoặc mát khi chạm vào, thì không cần tưới thêm nước vào lúc này.

Để khắc phục tình trạng: Đầu tiên, giảm tần suất tưới nước. Ngoài ra, thêm không khí vào đất bằng cách chọc các lỗ sâu xung quanh vùng rễ bằng cây gỗ. Còn nếu trồng cây trong chậu, hãy khoan một lỗ ở đáy chậu và đảm bảo đất thoát nước tốt.

2. Rau bị thiếu nước


Mặc dù tưới quá nhiều nước cho cây cũng có hại, nhưng việc tưới ít nước đôi khi sẽ giết chết rau nhanh hơn. Cây thiếu nước sẽ bị thiếu sức sống, phát triển không tốt và cũng có hiện tượng rau bị vàng lá. Có thể làm giảm chất lượng và năng suất trái.

Rau thường héo vào buổi trưa trong ngày vì bị ánh nắng gay gắt chiếu vào. Cho nên để xác định xem cây của bạn có nhận đủ nước hay không, hãy kiểm tra đất cách mặt vài cm vào buổi sáng hoặc đầu buổi tối. Nếu cảm thấy ấm hoặc khô khi chạm vào, có nghĩa bạn cần tưới nước cho cây. Tùy vào mùa mưa, mùa nắng, nhiệt độ mà cung cấp một lượng nước thích hợp cho rau.

Để khắc phục điều này: để khuyến khích rễ phát triển sâu hơn, cho phép cây tiếp cận nhiều chất dinh dưỡng hơn trong đất và không bị khô nhanh chóng. Nên tưới nước chậm và nhẹ nhàng, hạn chế tưới một cách ồ ạt. 

3. Ánh nắng mặt trời làm rau vàng lá


Lá vàng xuất hiện khi cây nhận được quá ít ánh sáng mặt trời. Bởi khi có ánh sáng đủ, cây mới có khả năng quang hợp tạo ra diệp lục làm xanh lá rau. 

Khi rau trở nên dày và rậm rạp, ánh sáng không chiếu được đến những chiếc lá nằm nép phía bên trong, khiến chúng không thể quang hợp và quá trình sản xuất chất diệp lục bị dừng lại.

Các loại rau có thân như rau diếp rất dễ bị cháy và chuyển sang màu vàng trong những tháng hè nóng nực. Tốt nhất nên trồng những loại rau (hoặc hoa) này vào đầu mùa xuân hoặc mùa thu, hoặc ở những nơi có bóng râm. Tuy nhiên, nếu chúng đang phát triển khỏe mạnh, hãy cố gắng cho chúng tránh ánh nắng trực tiếp vào thời điểm nắng nóng trong ngày.

Cách khắc phục: Cắt bỏ lá vàng không đều. Nếu trồng rau ở trong chậu hoặc thùng chứa, hãy chuyển chúng đến nơi râm mát hơn trong sân khi nhiệt độ bên ngoài bắt đầu tăng cao.

4. Rau vàng lá do thiếu chất dinh dưỡng


Một lý do phổ biến khiến rau bị vàng lá là do đất thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu. Rau không được cung cấp các khoáng chất này sẽ biểu hiện qua các triệu chứng khác nhau, nhưng nhìn chung là các cây đều có lá màu vàng nhạt, thiếu sức sống.

Các khoáng chất thiết yếu được hấp thụ qua đất, tùy mỗi loại rau mà có nhu cầu khác nhau. Nên tìm hiểu rau mà mình trồng thường cần những chất dinh dưỡng như thế nào mà cung cấp cho phù hợp. 

5. Rau bị thiếu nitơ


Lá vàng nhạt khi mới mọc (thường ở phần ngọn của rau). Cây rau bị còi cọc, phát triển kém, màu vàng nhẹ, không tươi tốt.

Xử lý trường hợp này bằng cách: Thêm phân hữu cơ hoặc bã cà phê đã qua sử dụng vào đất.

6. Rau bị thiếu Canxi


Dấu hiệu khi rau bị thiếu Canxi: Rau bị vàng lá và méo mó với cảm giác “giòn”. Đối với cà chua, cây có thể bị thối đầu hoa.

Cách xử lý trường hợp này: Kiểm tra đất và thêm vôi nếu đất chua hoặc thêm thạch cao nếu đất kiềm. 

7. Rau bị thiếu magie


Dấu hiệu bên ngoài: Rau bị màu vàng với các sọc trắng, nhưng đường dọc theo các gân vẫn còn màu xanh lục. 

Để xử lý tình huống này: Thêm phân hữu cơ hoặc phân bón giàu magiê sunfat (thường được gọi là muối Epsom) vào đất.

8. Rau thiếu kali


Dấu hiệu bên ngoài, mép và đầu lá có màu vàng, lá trưởng thành có thể xuất hiện các đốm nâu hoặc gân lá màu vàng nâu.

Để xử lý trường hợp này, thêm phân hữu cơ giàu chất dinh dưỡng hoặc chôn dưới gốc cây vỏ cam, quýt. 

9. Rau bị thiếu kẽm


Dấu hiệu cho thấy rau bị thiếu kẽm là lá có màu nhạt hơn và đổi màu ở giữa các gân lá lớn.

Để xử lý tình huống này, xịt chiết xuất tảo bẹ hoặc bón phân có chứa kẽm cho rau với mật độ thích hợp.

10. Rau bị vàng lá do bón phân quá mức


Rau sẽ không phát triển nếu thiếu chất dinh dưỡng, nhưng nếu cung cấp lượng dinh dưỡng quá mức cũng dẫn đến nguy cơ vàng lá, chết rau. Nếu lượng phân bón trong đất bị bão hòa, sẽ khiến cây không thể phát triển, từ đó biểu hiện ra bên ngoài. 

11. Rau bị nấm hoặc virus tấn công


Lá trên cây của bạn cũng có thể chuyển sang màu vàng và biểu hiện các triệu chứng khác nếu nó đã bị nhiễm bệnh do nấm hoặc virus. Các dấu hiệu và phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh. Bạn có thể nhìn biểu hiện bên ngoài và xác định xem đó là bệnh gì. 

Khắc phục: Pha 25ml Venri cho bình 20 - 25 lít nước, phun hoặc tưới. Khi cây bị virus, nấm tấn công làm yếu đi, phun 2 - 3 lần, cách nhau 3 - 5 ngày/lần. Còn với mục đích phòng bệnh phun 15 - 30 ngày/lần tùy vào tình trạng thời tiết và chu kỳ bệnh hại trên rau

Rau bị vàng lá sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị. Do đó, người trồng cần nắm được đặc tính cơ bản để chăm sóc và khắc phục khi cây bị vàng lá. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc, đừng quên liên hệ VNFarm để biết thêm chi tiết về bệnh trên cây trồng.


Liên hệ