Hướng dẫn kỹ thuật cho tiêu ra hoa đồng loạt

06:58:39 17/07/2023

Cây hồ tiêu có tên khoa học Piper nigrum L., họ Hồ tiêu (Piperaceae), được xếp vào những cây có sức sống mãnh liệt và được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam và mang lại nguồn kinh tế cao cho người trồng. Trong đó, kỹ thuật cho tiêu ra hoa đồng loạt là mối quan tâm lớn nhất của bà con trồng tiêu hiện nay, tất cả sẽ được VNFarm trình bày ngay trong bài viết sau đây!

Xem nhanh

1. Đặc điểm cây hồ tiêu


Cây hồ tiêu nổi bật với những tua leo bám với độ dài trung bình khoảng 5 - 9cm, lá cây hình trái xoan, nhọn ở phía hai đầu, lá mịn, có gân nổi theo hình mạng. Hoa của hồ tiêu sẽ mọc theo cụm, không có bao hoa nhưng lại có nhiều lá bao quanh. 

Quả của hồ tiêu không có cuống, đường kính nhỏ chỉ khoảng 4 - 8mm, lúc non thì có màu lục, vàng, chín có màu đỏ. Hạt tròn, cứng, có hương thơm và bị cay đặc trưng. Vỏ của quả có thể bóc ra bình thường, vỏ bên trong có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, có lỗ hổng khá nhỏ.

Nói sâu một chút về hoa hồ tiêu, hoa có kích thước dài từ 7 - 12cm, tùy từng giống tiêu hoặc điều kiện chăm sóc mà kích thước có thể thay đổi. Trên mỗi hoa như vậy có trung bình từ 20 - 60 hoa xếp thành hình xoắn ốc, hoa lưỡng tính và đơn tính.

2. Hồ tiêu cho hoa vào tháng mấy?


Để thực hiện kỹ thuật cho tiêu ra hoa đồng loạt cần nắm được thời điểm cây hồ tiêu cho ra hoa. Theo thông lệ, cây hồ tiêu thường ra hoa vào mùa mưa, cây ra hoa lúc lá mới vừa ra và mưa liên tục. Lượng nước lên cao khi mưa xuống sẽ thúc đẩy quá trình nảy mầm của chồi, cành non, nụ hoa và cả lá non. 

3. Yếu tố thúc đẩy hồ tiêu ra hoa


Lúc thu hoạch hồ tiêu rất nóng bức và khí hậu khắc nghiệt. Đây cũng là lúc mà hồ tiêu bị cạn kiệt về sức sau thời gian ra hoa và nuôi trái. Nên lúc này, bà con cần ngừng tưới nước cho cây hồ tiêu, không nên sử dụng các kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu vào lúc này. Bởi nếu làm như vậy, sẽ khiến cho cây mất đi khả năng phục hồi và không có khả năng chống chọi, kháng lại sâu bệnh. 

4. Phương pháp chăm sóc hồ tiêu trước khi kích bông


Để quá trình kích thích hồ tiêu ra hoa đồng loạt, bà con cầm đảm bảo một số quy định trong việc chăm sóc cây, thông tin cụ thể sẽ được trình bày như sau:

  • Khi đã thu hoạch xong, người sản xuất tiêu nên phun rửa vườn cho cây hồ tiêu. Ưu tiên sử dụng Nano Cu pha 50ml với 20 - 25 lít nước. Tùy theo diện tích vườn mà có thể giảm xuống hoặc tăng lượng thuốc. 

  • Khi rửa vườn sẽ ngăn chặn hiệu quả nấm bệnh xâm nhập cây hồ tiêu. Bởi quá trình thu hoạch sẽ dẫn đến nhiều vết thương, khiến chất dinh dưỡng, nước thoát qua vết thương hở này. Đây được xem là môi trường vô cùng thuận lợi để vi khuẩn tấn công gây hại trên cây. 

  • Nên tỉa chồi, loại bỏ đi hết những cành nằm sát dưới mặt đất. Đồng thời, người sản xuất hồ tiêu nên nhặt bỏ hết đi những lá già, đã chết nhằm tạo ra sự thông thoáng, sạch sẽ cho vườn tiêu. Đồng thời ngăn mầm bệnh tấn công giúp hoa tiêu ra dễ dàng hơn. 

5. Thực hiện kỹ thuật cho hoa tiêu ra đồng loạt


  • Sau khi thu hoạch xong, dùng nước tưới để cây được phục hồi, tiến hành phun phân bón lá cho cây. Sau khoảng 1 tuần, sử dụng 1kg humic hòa với 800 - 1000 lít nước tưới đều quanh gốc. Kết hợp pha 25 - 50g Vansi cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán để phòng trừ sâu và rệp sáp tấn công hồ tiêu. 

  • Vào tuần tiếp theo, phun phân bón lá cùng Vansi như liều lượng trên để phòng rầy nâu, bọ trĩ, bọ cánh cứng cắn, chích hút bông, hoa và lá non. 

  • Vào một tuần sau đó, khi hồ tiêu đã ra được đọt non, lá non, pha 25-50ml Blum 20-25 lít nước, hoặc 500ml/ 200-400 lít nước. Phun đều trên tán lá hoặc tưới dưới gốc 2-3 lần trước khi ra hoa, sử dụng định kỳ 10-15 ngày/ lần, tùy vào điều kiện thời tiết và sức cây. Blum có tác dụng hiệu quả kích thích cây ra hoa, phân hóa mầm hoa một cách đồng loạt. 

6. Phương pháp chăm sóc cây hồ tiêu khi đã ra hoa


  • Khi cây hồ tiêu ra hoa, có quả thường bị bọ tấn công. Do đó, khi bón dinh dưỡng qua lá cho cây ra hoa, bà con nên phun Leven để tránh sâu ăn lá, ăn hoa tấn công. 

  • Thời gian bón nên là vào sáng sớm, chiều tắt nắng. Bởi thời gian này cây sẽ hấp thụ được hầu hết chất dinh dưỡng. 

  • Khi bón hoặc phun dinh dưỡng cho cây nên rải đều phân lên tán, không bón phân trực tiếp vào gốc tiêu. Tùy vào kích thước của tán mà có lượng phân bón phù hợp. 

  • Không được sử dụng phân bón hoặc thuốc trừ sâu trong quá trình tiêu thụ nhụy hoa vì chứng cản trở quá trình thụ phấn của hoa. Lúc này người trồng nên tăng cường độ ẩm bằng cách tưới vào gốc, nâng cao khả năng thụ phấn và đậu trái.

Kỹ thuật cho tiêu ra hoa đồng loạt không khó nếu người trồng đảm bảo được các quy định mà VNFarm chia sẻ phía trên. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bà con mang lại chất lượng và năng suất cao trong quá trình chăm sóc vườn nhà mình. Đừng quên liên hệ VNFarm nếu bà con cần tư vấn về kỹ thuật cho tiêu ra hoa chi tiết hơn nhé!


Liên hệ