Nguyên nhân cây mai vàng bị cháy lá & Cách đặc trị dứt điểm

07:40:47 05/07/2023

Mai vàng được trồng phổ biến ở các gia đình tại khu vực miền Nam. Bởi mai là biểu tượng ngày Tết, tuy nhiên quá trình trồng mai lại rất dễ xuất hiện bệnh cháy lá ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển. Đối với những hộ dân trồng mai để kinh doanh thì càng gây nên nhiều tổn thất hơn nữa. Hiểu được nỗi lo này, VNFarm sẽ lý giải nguyên nhân cây mai vàng lá bị cháy lá, cách đặc trị dứt điểm trong bài viết dưới đây!

Xem nhanh

1. Nguyên nhân cây mai bị cháy lá

Dưới đây là 6 nguyên nhân chính làm cho cây mai bị cháy lá để bà con có thể tham khảo thêm:

1.1. Tưới nước quá nhiều cho mai


Khi tưới quá nhiều nước sẽ làm cho cây bị dư và gây ra tình trạng úng nước. Dẫn đến cháy đầu lá, đây là biểu hiện rõ nhất. Khi bị úng nước sẽ không thoát được ra ngoài, đất sẽ không có oxy khiến cho rễ bị ngộp, suy yếu dần. Rễ sẽ bị thối rồi lan dần ra hết toàn bộ rễ, sẽ không hút được chất dinh dưỡng nuôi thân, không có hướng xử lý kịp thời, cây chết rất nhanh. 

Do đó, quá trình trồng lan, phải ưu tiên đất trồng có khả năng thoát nước tốt. Khi bề mặt đất trồng đã khô ráo thì mới tưới nước, không để chậu cây chỗ nước bị ứ đọng lại.

1.2. Lượng phân bón không hợp lý làm cây mai bị cháy lá


Một trong những nguyên nhân khiến lá cây mai của bạn có thể chuyển sang màu vàng, cháy lá và cuối cùng rụng, do thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng. Thông thường, mai được trồng trong chậu, nên lượng đất bên trong khá ít, chất dinh dưỡng trong đất cũng không đáp ứng đủ. Chỉ một thời gian không lâu sau đó, chất dinh dưỡng sẽ cạn kiệt, nếu người trồng không cung cấp dinh dưỡng cho mai, cây sẽ biểu hiện ra bên ngoài qua lá. 

Đối với trường hợp bón phân quá nhiều cũng dẫn đến ngộ độc phân bón, làm mai cháy lá. Ngộ độc phải phân bón lá sẽ làm cho lá mai cháy. Đầu tiên vết cháy sẽ xuất hiện ở chồi, rồi đến lá non, cuối cùng là phần đầu lá.

Lúc phát hiện tình trạng này, người trồng phải tưới nước cho phân tan ra bớt, ngưng việc bón phân lại.

1.3. Đất trồng mai vàng không tốt


Đất trồng mai cũng quyết định không nhỏ đến việc cây mai có phát triển, sinh trưởng tốt không. Nếu nồng độ pH có trong đất quá chua, quá mặn sẽ làm giảm đi khả năng thoát nước, độ lưu thông không khí cũng không cao. Hoặc trong đất có chứa các chất gây ô nhiễm, thì đây cũng là nguyên nhân gây bệnh mai vàng cháy lá.

1.4. Thời tiết thất thường


Vào mùa mưa hoặc mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường. Mai không thể thích nghi kịp thời, làm ảnh hưởng tới bộ rễ, lá. Khi gặp trường hợp này, người trồng cần di chuyển cây đến vị trí thích hợp, hoặc dùng lưới che phủ lại. Không để mai tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài khi thời tiết không được thuận lợi. 

1.5. Mai thiếu các nguyên tố vi lượng


Thiếu một số nguyên tố vi lượng sẽ làm cho cây mai cháy lá. Điển hình: 

  • Thiếu lân, sắt làm cho thân, cành chậm lớn, ngừng phát triển

  • Thiếu canxi ảnh hưởng tới sự phát triển của chóp rễ, chồi non. Quá trình phân tách tế bào cũng từ đó mà bị ảnh hưởng. 

  • Bên cạnh đó, khi thiếu các nguyên tố Bo, Mo, K làm quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, nước bị ảnh hưởng. Nếu thời gian dài mà cây không được bổ sung các nguyên tố kể trên rễ sẽ sinh trưởng chậm, chết cây. Phần chóp rễ biến thành đen, rồi chết dần, lá cháy và rụng. 

1.6. Nấm gây cháy lá trên mai


Nấm Pestalotia funerea cũng rất có thể là nguyên nhân gây nên cháy lá trên mai. Đầu tiên, nấm xuất hiện ở chóp lá, mép lá tạo thành vệt màu nâu. Không có biện pháp đặc trị, bệnh lan dần đến phiến lá, làm thành mảng lớn có màu nâu xám. Tạo ra đường ranh giới rõ rệt với màu xanh còn lại của lá. Bệnh nặng hơn cây sẽ chết.

Gặp trường hợp này, bạn ưu tiên pha 25ml Venri cho bình 20 - 25 lít nước, phun hoặc tưới đều lên cây mai. Nếu cây yếu phun 2 - 3 lần, cách nhau 3 - 5 ngày/lần. Còn với mục đích phòng bệnh phun 15 - 30 ngày/lần tùy vào tình trạng thời tiết và chu kỳ bệnh hại. Bởi chế phẩm sinh học Venri có khả năng đối kháng lại bệnh gây hại xuất phát từ nấm và vi khuẩn. 

2. Phương pháp chăm sóc cây mai 

Để cây mai vàng không bị cháy người trồng cần có phương pháp bón phân và tưới nước hợp lý. Ngay trong nội dung dưới đây, phương pháp đó sẽ được bật mí bởi VNFarm:

2.1. Tưới nước cho mai


Như đã đề cập ở trên, mai không chịu được ngập úng, bởi rễ cái dài nên ngập trong nước lâu ngày sẽ làm rễ bị thối, chất dinh dưỡng và nước không được vận chuyển đi nuôi thân, khiến cây bị héo, chết. Ngoài rễ cáu thì quanh đoạn cổ rễ, cây mai còn có rất nhiều rễ bàng mọc tua tủa làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng trong tần đất để nuôi cây. 

Khi rễ cái của mai bị đứt sẽ không có khả năng mọc dài ra được, rễ bàng bị đứt thì có thể mọc lại được. 

Cách tưới nước đúng cho mai là tưới thẳng vào gốc, xịt tia nhỏ lên khắp tán lá. Ưu tiên tưới vào sáng sớm trước 9 giờ. Và tưới vào lúc trời đã tắt nắng. Đối với mai trồng vườn vào mùa mưa không cần tưới nước, cứ để cây phát triển bình thường. 

Còn đối với mai kiểng sẽ bị khô dễ dàng hơn do đất bên trong khá ít không thể giữ ẩm được lâu. Do vậy, mỗi ngày cần tưới nước cho mai kiểng, ngày tưới 2 lần vào sáng và chiều. Người trồng, nên chú ý độ rút nước của từng chậu, nếu tình trạng úng nước xảy ra phải dùng que nhỏ thông cho cây ngay, không thì rễ sẽ bị ảnh hưởng và khiến cho mai chết. 

2.2. Bón phân cho cây mai vàng


Khi đã trồng cây mai được 10 - 20 ngày, nhận thấy rễ bắt đầu ra phải bón phân ngay. Chu kỳ bón lặp lại khoảng 20 - 30 ngày, tùy thuộc vào điều kiện môi trường, giai đoạn sinh trưởng của cây. 

Ưu tiên sử dụng Humic Grin dùng 1kg hòa với 800 - 1000 lít nước tưới đều quanh gốc. Tùy vào số lượng mai mà pha lượng cho phù hợp. Humic sẽ có tác dụng giúp xanh cây, dày lá tăng cường quang hợp và sinh trưởng cho cây trồng. Cung cấp dinh dưỡng giúp bung rễ mạnh, đi đọt nhanh. Bổ sung những vi sinh vật có lợi cho đất. 

Khi cung cấp một lượng dinh dưỡng đầy đủ sẽ hạn chế được khả năng mai vàng bị cháy lá.  

Đến giai đoạn mai đã lớn sử dụng phân NPK 20-20-15 + TE hòa loãng với nước để tưới. Lượng phân sử dụng từ 50 - 100gr/15-20 lít nước, cứ khoảng 15 - 20 ngày thì tưới một lần. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cây mai vàng bị cháy lá và cách khắc phục hiệu quả được đề cập qua bài viết phía trên. Hy vọng, kiến thức trên có thể giúp người trồng mai bảo vệ tốt cây trồng nhà mình. Để được tư vấn chi tiết và chọn mua chế phẩm sinh học uy tín chăm sóc mai đừng quên liên hệ VNFarm. 


Liên hệ