Cây đậu biếc bị vàng lá và cách xử lý
Cây đậu biết mang nhiều tác dụng về sức khỏe cũng như mang tính thẩm mỹ cho ngôi nhà và sử dụng thường xuyên để làm thức uống. Nên ngày càng có nhiều người lựa chọn đậu biếc để trồng trong vườn nhà. Tuy nhiên, đậu biếc rất dễ bị vàng lá. Vậy bạn có biết nguyên nhân cây đậu biếc bị vàng lá là do đâu? Và có cách nào để xử lý hiệu quả. Tất cả sẽ được làm rõ chi tiết ngay trong bài viết dưới đây!
Cây đậu biếc bị vàng lá có không ít nguyên nhân và cách trị. Tất cả sẽ được VNFarm đề cập ngay trong bài viết sau đây!
1. Nguyên nhân cây đậu biếc bị vàng lá
1.1. Cây đậu biếc bị thừa nước hoặc thiếu nước
Chế độ nước tưới cho cây, quá nhiều hay quá ít cũng khiến cây đậu biết bị vàng lá. Cây đậu biếc chỉ cần một lượng nước phù hợp để phát triển. Có thể bạn chưa biết, cây đậu biếc là cây sinh trưởng tốt ở môi trường khô ráo. Không được quá ẩm ướt, nếu nước ngập ở rễ cây quá lâu, rất có thể dẫn đến việc úng, hư rễ. Cây không thể vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi thân.
Bên cạnh đó, trong quá trình trồng cần đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp để cây phát triển được khỏe mạnh. Ưu tiên bón các loại phân tan chậm cho cây sinh trưởng trong thời gian lâu.
Do đó, nếu đã xác định được lý do cây đậu biếc nhà bạn bị vàng lá là do thiếu nước hoặc thừa nước nên chuyển cây ra chỗ khác để trồng. Hoặc có thể đắp đất cao lên để tạo ra sự thông thoáng, giúp cây có khả năng thoát nước tốt.
1.2. Điều kiện ánh sáng khiến cây đậu biết bị vàng lá
Ánh sáng cũng là một phần lý do ảnh hưởng đến cây đậu biếc bị vàng lá. Nếu tình trạng thiếu ánh sáng lâu ngày sẽ khiến cây đậu biếc chuyển sang màu vàng. Do đó, người trồng cần lựa chọn nơi trồng phù hợp, có ánh nắng chiếu sáng đến cây để cây có thể dễ dàng quang hợp, cải thiện tình trạng bị vàng lá.
1.3. Cây đậu biếc bị vàng lá do sâu bệnh
Sâu, bệnh hại tác động làm cây đậu biết bị vàng lá, rụng lá. Bạn cần quan sát kỹ và chăm sóc cây định kỹ. Để kịp thời phát hiện bệnh và có hướng xử lý phù hợp.
Biện pháp xử lý: Nếu bệnh xuất phát từ sâu hại gây ra thì bạn có thể sử dụng Leven để phòng trừ bệnh.
1.4. Cây đậu biếc bị vàng lá do thối rễ
Khi tưới nước vào mà đất không có độ thông thoáng dẫn đến bộ rễ bị thối, ứ đọng nước lại. Do đó, trong quá trình chăm sóc đậu biếc bạn cần chú ý đến điều này. Thối rễ sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cây, lâu ngày cây sẽ chết đi.
Biện pháp phòng trừ bệnh: Bệnh thối rễ do nấm gây ra để điều trị bệnh bà con có thể điều trị bệnh bằng chế phẩm Trium.
1.5. Cây đậu biếc thiếu vi lượng cần thiết
Vi lượng rất cần thiết để một cây đậu biếc phát triển bình thường. Nếu cây đậu biếc bị vàng lá, có nghĩa cây rất có thể đang bị thiếu vi lượng. Điển hình một số vi lượng sau: Kali, Nito, Canxi, Cu, Sắt, Kẽm,... Ngoài ra, nếu thấy cây phát triển không kém, bạn có thể bổ sung thêm Magie vào.
2. Một số loại sâu thường xuyên xuất hiện trên đậu biếc
Rệp, nhện đỏ, bướm trắng, bọ trĩ, rệp sáp là những loại sâu hại xuất hiện thường xuyên trên cây đậu biếc. Tuy nhiên, để phát hiện không phải là chuyện dễ dàng nếu bạn không định kỳ chăm sóc và quan sát cây vì những loại này rất nhỏ.
Khi những loại sâu bày tác động lên cây với số lượng lớn, chúng sẽ chích hút cây đậu biếc làm cây nhanh chóng bị rụng, vàng lá, khiến cho cây đậu biếc kém phát triển.
Khi cây đã bị tấn công nặng, thì ưu tiên sử dụng Vansi, với cơ chế sử dụng vi nấm ký sinh lây nhiễm vào côn trùng, mọc tơ, ăn sâu vào trong các cơ thể qua đốt bụng, đốt chân, làm côn trùng sâu hại ngưng ăn rồi chết. Đặc biệt, Vansi có thể khống chế được côn trùng qua tất cả các giai đoạn sinh trưởng.
Cây đậu biếc bị vàng lá do nhiều nguyên nhân. Người trồng cần định kỳ quan sát và chăm sóc cây để phát hiện vấn đề nằm ở đâu. Hy vọng thông tin mà bài viết trên chia sẻ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên liên hệ VNFarm nếu cây trồng của bạn gặp vấn đề nhé!