Cách làm cho cây vải ra hoa nhanh chóng

06:40:15 17/07/2023

Vải là loại trái cây nhận được sự ưa chuộng từ thị trường. Bên cạnh đó, việc trồng vải mang đến không ít lợi nhuận cho bà con. Nhưng một trong những khó khăn mà bà con gặp phải đó là không nắm được cách làm cho cây vải ra hoa nhanh chóng để cho chất lượng và năng suất mùa vụ có thể cải thiện. Vậy trong bài viết hôm nay, VNFarm mách bạn bí quyết để vải ra hoa!

Xem nhanh

1. Đôi nét về cây vải


Tên cây trồng

Vải 

Tên khoa học

Litchi chinensis

Họ của cây

Bồn hòn

Tên khác

Lệ chi

Loại thân

Thân gỗ

Vải là cây ăn quả được trồng phổ biến ở phía Bắc Việt Nam. Nhưng vải lại có nguồn gốc từ miền Nam của Trung Quốc. Sau đó là được trồng rộng rãi ở Indonesia đến Philippines. Trung bình, cây vải thường cao từ 15 đến 20m, là dài khoảng 25cm và có hình lông chim mọc so le. Các lá non của cây vải thường mọc có màu đỏ đồng sáng và về sau chuyển dần thành màu xanh lục và có thể đạt đến kích thước cực đại. Hoa nhỏ màu trắng thường ánh xanh lục hoặc trắng ánh vàng, thường mọc thành có chùm hoa dài khoảng 30cm. 

2. Đặc điểm phát triển và sinh trưởng của cây vải


Để biết cách làm cho vải ra hoa cần nắm được đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây vải. Cụ thể một số thông tin bạn cần nắm như sau: 

  • Vải là loại cây có thể phát triển tốt ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Những nơi có mùa đông, rét nhẹ, mùa hè có nhiều mưa và độ ẩm cao. Như vậy có thể nói địa hình và khí hậu miền Bắc rất thích hợp để trồng vải. 

  • Để vải phát triển tốt cần trồng trên đất có khả năng thoát nước tốt, hơi chua và phải giàu chất hữu cơ. 

  • Nhiệt độ sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tỷ lệ đực cái của hoa. Khi nhiệt độ càng cao thì quả vải sẽ sinh trưởng càng nhanh, nhưng nếu nhiệt độ thấp thì quá trình quả phát triển sẽ chậm lại. 

  • Độ ẩm không khí cần đảm bảo từ 75 đến 85%.

  • Vào tháng 11 hoặc 12 cây vải cần phải có thời tiết lạnh và khô để phân hóa các mầm hoa. 

Cách làm cho cây vải ra hoa có khó không? Chi tiết các bước làm sẽ được chúng tôi bật mí ở nội dung tiếp theo.

3. Cách làm cho cây vải ra hoa

3.1. Khoanh vỏ


Một trong những cách làm cho cây vải ra hoa là khoanh vỏ. Biện pháp này sẽ giúp cây vải có thời gian nghỉ nhất định, ngừng vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cây. Khi khoanh vỏ sẽ quang hợp từ ngọn xuống phía dưới gốc sẽ làm tăng số lượng cành, đồng thời tạo sự thuận lợi cho quá trình hình thành mầm hoa, giảm đi hoạt động của bộ rễ. Giảm đi việc hấp thu nước từ đó kích thích việc mầm hoa phân hóa. Có hai cách để khoanh vỏ:

  • Khoanh tròn khép kín: bạn thực hiện khoanh tròn khép kín một đường với những cành từ 6 cho đến 15cm, có thể khoanh được. Vết khoanh rộng khoảng 3 đến 5 mm. 

  • Khoanh xoắn ốc: thì đây là khoanh nối tiếp nhau giống hình con ốc. Khoanh thứ 1 cách khoanh thứ 2 khoảng 6 đến 7 cm tùy theo kích thước của cành to hay bé. Tương tự như cách khoanh tròn khép kín, khoanh xoắn ốc vết khoanh cũng từ 3 đến 5mm. 

Thời kỳ thích hợp để khoanh: bắt đầu từ ngày 10 đến 15/9, khi lá lộc đã già thì bắt đầu khoanh để tạo pha nghỉ cho cây. Mục đích của việc khoanh vỏ là để cây vải ra hoa một cách đồng loạt và tích lũy được dinh dưỡng trên tán lá. Khi ra hoa đều và đem lại năng suất cao cho người trồng trọt. 

3.2. Cách chăm sóc cây vải

Một trong những yếu tố góp phần để cây vải ra hoa đúng sum suê và đúng thời hạn nữa là cách mà bạn chăm sóc cây vải:

3.2.1. Chăm sóc vải định kỳ


Nước là yếu tố không thể thiếu khi chăm sóc vải. Nhất là vào mùa khô, trái đang trong giai đoạn lớn và sắp chuyển sang chín. Sau đó, phòng trừ cỏ dại bằng cách phủ lên gốc chè bằng rác, cỏ hoặc cây phân xanh. Sau mỗi trận mưa lớn thì nên xới phá váng. Làm sạch cỏ vệ sinh cây vụ xuân vào khoảng tháng 1 đến tháng 2. Vụ thu thì làm cỏ vào tháng 8 đến tháng 9. Sau đó, xới sạch tất cả diện tích một lần/vụ, mỗi năm như vậy thì xác nhận xới gốc khoảng 2 đến 3 lần. 

3.2.2. Bón lót cho vải 


Bón lót cho cây vải thiều là yếu tố thúc đẩy cây ra hoa đúng thời thời và nhiều. Mỗi lần bón sử dụng từ 1 - 3kg/cây/lần  bằng phân hữu cơ hoặc phân chuồng đã ủ hoai mục. 

Bón lót cần bón vào thời điểm thích hợp, giúp đất tăng được độ phì nhiêu, từ đó tạo điều kiện cho cây trồng có khả năng phát triển toàn diện từ giai đoạn đầu tiên. 

Bón lót cho cây vải cần làm cỏ sạch, rắc vôi diệt sạch mầm bệnh, xới đất,.. đây là điều kiện lý tưởng để cây ăn trái phát triển và cho năng suất cao. 

3.2.3. Bón thúc cho vải


Đối với những cây vải mới trồng, thì việc bón thúc hỗ trợ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển khỏe mạnh. Bón thúc sẽ chia ra làm 3 đến 4 đợt, sau mỗi đợt lộc hoàn chỉnh. Chủ yếu là sử dụng các loại phân bón NPK Hà Lan 16-16-8 hoặc NPK Hà Lan 20-20-15,... bón cho cây vải thiều với liều lượng từ 0.5 cho đến 1kg cho mỗi cây trong một lần bón. 

Bón thúc đợt 1: Sử dụng khoảng 0.5 đến 1kg/cây/lần phân bốn NPK Hà Lan 20-20-15 cho lần đầu tiên vào lúc sau khi thu hoạch quả, tầm tháng 6 đến 7 hàng năm. 

Bón thúc đợt 2: Bón vào thời điểm cây có nụ, thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 hằng năm. Liều lượng và loại phân cũng như đợt 1. 

Bón thúc đợt 3: Sử dụng liều lượng phân bón 0.5 đến 1 kg cho mỗi lần vải, phân bón đợt 3 là NPK 17-7-17. Bón vào khoảng tháng 4, lúc cây mới hình thành quả non. 

Bón thúc cho vải thiều bằng cách rải đều lên bề mặt dưới tán cây, khi trời có mưa nhỏ, kết hợp bón phân và tưới ẩm. Hoặc có thể áp dụng cách đào rãnh sâu từ 20 đến 30cm xung quanh gốc theo hình tán, bón phân xuống rãnh đã đào. Tiếp đến là lấp lại một lớp đất mỏng rồi phủ rơm rạ lên trên để giữ ẩm tốt hơn. 

4. Phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây vải


Phòng trừ sâu bệnh hại cũng là một trong những yếu tố giúp cây vải ra hoa. Dưới đây là một số bệnh hại mà cây sẽ thường gặp phải: 

  • Sâu đục đầu quả: Sâu non sẽ đục qua lớp biểu bì của cây sau đó chúng sẽ ăn sâu vào hạt rồi tập trung vào tấn công phần cuống khiến vải bị rụng. Thời điểm lý tưởng để loại sâu này tấn công là tháng 3 đến tháng 6. Do đó, để phòng loại sâu này cần định kỳ kiểm tra vườn, dọn hết đi những lá khô và quả bị rụng, phun thuốc phòng trừ chuyên dụng vào thời điểm cuối tháng 3, 4, 5,...

  • Bọ xít nâu: chúng gây hại chủ yếu lên hoa, quả non và cây của vải thiều. Người trồng cần kiểm tra vườn trồng thường xuyên để phát hiện ổ trứng của bọ xít nâu để tiêu hủy kịp thời, nếu như tình trạng ở mức độ nặng nên sử dụng chế phẩm sinh học để diệt trừ. 

  • Bệnh mốc sương trên vải: vải không ra hoa, nguyên nhân phổ biến là do loại bệnh này. Bệnh mốc sương tác động lên các chùm hoa, lá và đặc biệt là các quả sắp chín. Sau mỗi đợt thu hoạch, để giảm thiểu được nguồn bệnh nên cắt đi những cành khô, cành bệnh. Nếu bệnh xuất hiện một cách dày đặc nên sử dụng thuốc trừ sinh học phù hợp. 

Cách làm cho cây vải ra hoa không ít, nhưng chủ yếu bạn cần nắm được đặc điểm phát triển của cây để đưa ra hướng xử lý thích hợp. Bên cạnh đó, cách chăm sóc của người trồng cũng phần nào tác động đến việc cây vải có ra hoa không. Hy vọng, qua bài viết trên, bạn đã tìm ra cách để cứu cây vải vườn nhà mình. Đừng quên liên hệ VNFarm nếu gặp bất cứ vấn đề gì về cây trồng nhé!


Liên hệ