Thuốc đặc trị bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng

08:00:12 18/07/2023

Bệnh vàng lá thối rễ luôn là nỗi lo của nhiều bà con trồng sầu riêng. Bệnh xuất hiện gây hại cho cây trồng và làm giảm kinh tế của nhà nông. Cùng VNFarm tìm hiểu chi tiết về bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng ngay sau đây nhé!

Xem nhanh

1. Biểu hiện của bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng


  • Biểu hiện trên lá: Bệnh nhẹ cây ra đọt non chậm, hoặc không ra đọt, lá chuyển sang màu vàng. Lúc đầu ở một vài cành sau đó lan ra toàn bộ cây. 

  • Biểu hiện trên rễ: Các đầu rễ non, rễ cám bị thối, phần vỏ rễ bị tuột ra khỏi phần lõi gỗ. Khi bệnh nặng rễ sẽ bị thối đen. Do đó cây không thể hấp thụ được nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Cây kém phát triển trở nên còi cọc, rụng lá và toàn bộ cây sẽ chết. 

2. Nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng


Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng là do nấm Fusarium, Pythium, Phytophthora. Trong đó, nấm Phytophthora là chủ yếu. Ngoài ra, tuyến trùng cũng gây tổn thương cho rễ tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập. 

3. Điều kiện phát triển bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng


Nguồn bệnh trong vườn: Ở các tỉnh miền Đông và Tây Nguyên bà con thường trồng sầu riêng trên các vườn hồ tiêu cũ. Tuy nhiên bà con không vệ sinh đất vườn kỹ lưỡng nên nấm bệnh và tuyến trùng ở trong đất vẫn chưa bị tiêu diệt. Chúng vẫn tiếp tục phát triển và gây hại cho sầu riêng. Tại tỉnh miền Tây thì tàn dư bệnh gây hại xâm nhập qua mương vườn, nước tưới, dòng chảy mương vườn.  

Vườn thoát nước kém, bị ngập úng trong mùa mưa: Nấm Phytophthora xâm nhập vào rễ cây bằng các bào tử có roi trong nước, mùi cây ngập nước rất thu hút chúng tấn công và lây lan khắp nơi. Rễ cây ngập nước thiếu oxy không thể hô hấp, chất độc tích lũy trong cây lâu  ngày làm rễ bị ngộ độc. Ở miền Đông mô trồng là mô ẩm nên cây dễ bị úng rễ khi mưa nhiều. 

Sử dụng quá nhiều phân bón hóa học trong thời gian dài, các chất trong phân bón này làm đất bị cứng, ít vi sinh vật có lợi. Độ pH < 5 là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh gây hại. 

4. Biện pháp phòng ngừa bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng


Xử lý và cải tạo đất trồng thật kỹ để tiêu diệt nấm gây bệnh còn tồn tại trong môi trường đất bằng các chế phẩm sinh học có chứa thành phần trichoderma spp, Saccharomyces, Actinomycetes spp. 

Bổ sung phân chuồng hàng năm để cải tạo đất tơi xốp, giàu mùn và dinh dưỡng, tạo môi trường cho hệ sinh vật phát trong đất phát triển tốt hơn. 

Cân bằng độ pH trong đất bằng cách bón vôi để nâng cao độ pH và bổ sung magie. 

Xây dựng hệ thống thoát nước tốt để ngăn ngừa tình trạng ngập úng gây hại đến bộ rễ. 

Thường xuyên thăm vườn nhằm phát hiện bệnh sớm và có biện pháp phòng ngừa. 

5. Biện pháp đặc trị bệnh vàng lá thối rễ


Cắt tỉa cành: Tỉa cành nhằm mục đích giảm áp lực lên rễ, giảm sự thoát hơi nước, vì khi cây bị bệnh không thể hấp thụ được và dinh dưỡng để nuôi cây.  Tiến hành cắt từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt để cây dễ ra lộc khi phục hồi. 

Bổ sung phân hữu cơ: Sau khi tỉa cành, bà con bón bổ sung phân chuồng để ủ hoai mục bằng nấm trichoderma. Mỗi cây bón khoảng 15 - 20kg phân chuồng, rải vòng quanh tán cách gốc 40cm. Sau đó xới nhẹ 3 - 5cm lớp đất để trộn đều với lớp phân vừa bón. 

Xử lý nấm bệnh và phục hồi cây: Sử dụng Trium thuốc đặc trị bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng có chứa nấm đối kháng trichoderma, chaetomium và paecilomyces giúp tiêu diệt các nấm bệnh trong đất. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng, hi vọng có thể giúp ích cho bà con trong việc chăm sóc cây sầu riêng trong vườn nhà mình. Hãy đến với VNFarm để cập nhật thêm nhiều thông tin kiến thức nông nghiệp nhé!


Liên hệ