Thuốc đặc trị bệnh thán thư trên khổ qua
Đối với bà con trồng khổ qua, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến bệnh thán thư khổ qua. Bệnh gây hại nghiệm trọng đến năng suất và giá thành trái khổ qua. Bài viết này, VNFarm sẽ gợi ý bạn cách xử lý triệt để bệnh phấn trắng trên cây khổ qua.
1. Nguyên nhân bệnh thán thư trên khổ qua
Nguyên nhân chính của bệnh thán thư trên khổ qua là do nấm bệnh Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Những vườn khổ qua trồng dày, bón nhiều đạm, nhiều cỏ và độ ẩm cao thì bệnh sẽ nặng và khó xử lý hơn, Nấm bệnh thán thư sẽ nảy mầm và phát triển mạnh vào mùa mưa, đặc biệt là những tháng mưa nhiều, nóng và ẩm.
Bệnh thán thư ở cây khổ qua thường thấy nhiều ở giai đoạn ra, kết trái.
2. Một số biểu hiện nhận biết bệnh thám thư trên khổ qua
Để nhận biết bệnh thán thư khổ qua bà con nên quan sát những dấu hiệu như sau:
Trên lá: Vết bệnh có những vết đốm tròn đồng tâm, màu nâu sẫm. Sau đó vết bệnh sẽ lan ra trên diện rộng và tạo ra những vết bệnh hoại tử trên lá. Bệnh nặng sẽ làm lá khổ qua rụng đồng loạt.
Trên trái: Vết bệnh trên trái có hình tròn, hơi lõm vào sâu bên trong và có màu nâu. Nếu bệnh trở nặng các vết bệnh liên kết với nhau làm cho trái khổ qua bị thối và rụng đi.
3. Hậu quả bệnh thán thư trên khổ qua
Bệnh thán thư làm cho lá rụng hàng loạt, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Bệnh tấn công trái làm cho hoa và quả bị rụng hoàn toàn, gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất và kinh tế của bà con nông dân.
4. Biện pháp phòng bệnh thán thư trên khổ qua
- Trồng khổ qua với mật độ hợp lý, không nên trồng quá dày để đảm bảo sự thông thoáng cho vườn.
- Thường xuyên cắt tỉa để tạo độ thoáng cho vườn khổ quá nhằm hạn chế nấm bệnh phát triển.
- Có hệ thống thoát nước, tránh ngập úng vào mùa mưa, tránh độ ẩm vườn khổ qua quá cao.
- Tránh bón dư đạm, vì sẽ làm cho vườn cây rậm rạp, dễ bị nhiễm bệnh. Bón đúng liều lượng theo giai đoạn phát triển của cây để tăng cường sức đề kháng cho cây khổ qua.
- Vào mùa mưa nên tiến hành phun phòng thán thư trên cây khổ qua, đặc biệt là những vườn có khả năng nhiễm bệnh hay những vườn đã từng mắc bệnh thán thư trước đó.
- Thường xuyên kiểm tra vườn khổ qua vào mùa mưa, để phát hiện bệnh và xử lý bệnh kịp thời nhằm giảm thiệt hại cho bệnh thán thư gây ra.
5. Venri - thuốc đặc trị bệnh thán thư trên cây khổ qua
Để giảm thiệt hại kinh tế cho bệnh thán thư trên cây khổ qua gây ra, bà con cần có biện pháp xử lý bệnh triệt để. Khi phát hiện bệnh thán thư khổ qua trong quá trình trồng cây, bà con cần sử dụng thuốc để điều trị bệnh tận gốc và tránh làm bệnh lây lan toàn vườn.
Khuyến cáo bà con nên ưu tiên sử dụng Venri - thuốc trị bệnh thán thư trên khổ qua. Sản phẩm cho hiệu quả nhanh giúp nhanh phục hồi.
Thành phần sản phẩm Venri chứa hàng tỷ nấm đối kháng có tác dụng diệt trừ nấm bệnh, tăng sức đề kháng chống lại những tác nhân của môi trường bên ngoài. Đồng thời, sản phẩm còn có tác dụng cải tạo đất, cung cấp dinh dưỡng cho rễ cây phát triển.
5.1. Hướng dẫn sử dụng Venri để điều trị bệnh
Pha 25ml cho bình 20 - 25 lít nước, phun hoặc tưới.
Phun khi cây đã nhiễm bệnh và yếu: Phun 2 - 3 lần, cách nhau 3 - 5 ngày/lần.
Phun phòng bệnh: Phun 15 - 30 ngày/lần tùy vào tình trạng thời tiết và chu kỳ bệnh hại.
Bà con có thể kết hợp với sản phẩm Nano Cu để có hiệu quả tốt hơn.
5.2. Thời gian phát huy công dụng của sản phẩm
Thời gian phát huy công dụng sản phẩm trên cây khổ qua là 6 đến 10 ngày, thời hạn sử dụng sản phẩm là 2 năm kể từ khi mở nắp.
Để sản phẩm tiếp cận nhiều bà con nông dân, VNFarm cho ra mắt chương trình dùng thử Venri với giá cực sốc. Chi tiết chương trình và nhận tư vấn mua hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số Hotline: 032 8866 088 - 035 946 0202
Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về bệnh thán thư trên cây khổ qua cũng như cách đặc trị bệnh thán thư khổ qua. Để xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích quan đến bệnh hại cây trồng thì hãy theo dõi các bài viết mới nhất của VNFarm.