Nguyên nhân gây bệnh khảm lá sắn và cách phòng trừ bệnh hiệu quả

04:27:17 18/07/2023

Củ sắn có giá trị dinh dưỡng cao được chế biến thành nhiều món ăn được mọi người yêu thích. Tuy nhiên, để trồng được cây sắn cũng không phải dễ dàng khi bệnh khảm lá sắn tấn công làm hư hại nặng nề. Cùng VNFarm tìm hiểu chi tiết về bệnh gây hại này ngay sau đây.

Xem nhanh

1. Triệu chứng của bệnh khảm lá sắn


Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá. Nếu bị nhẹ thì lá không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ. Mức độ bệnh nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm. 

Nếu trồng cây bằng phương pháp giâm cành từ cây sắn bị bệnh khi mọc mầm sẽ biểu hiện bệnh ngay và không cho thu hoạch. Khi cây sắn còn non bị nhiễm virus cũng không cho thu hoạch. Cây sắn khi lớn mới bị bệnh sẽ vẫn biểu hiện nhưng nhẹ hơn, làm năng suất, chất lượng giảm.

Bệnh khảm lá sắn xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây sắn từ cây còn non đến cây trưởng thành. 

2. Nguyên nhân gây bệnh khảm lá sắn


Bệnh khảm lá sắn chủ yếu do virus Sri Lanka Cassava Mosaic (Begomovirus: Geminiviridae) gây ra. Bệnh có khả năng phát tán và lây lan nhanh là nhờ bọ phấn trắng. Chúng chích hút nhựa cây làm chết mô lá và tiết nước bọt làm lây lan mầm bệnh. 

3. Biện pháp phòng ngừa bệnh khảm lá sắn


  • Chọn giống gieo trồng: Chọn giống cây trồng kháng bệnh, không trồng các giống nhiễm bệnh. 

  • Thực hiện biện pháp luân canh: Không trồng sắn hoặc cây cà chua, cà pháo, khoai tây, ớt,..ở những vùng đã bị bệnh khảm lá ít nhất là một vụ. 

  • Phòng trừ môi giới truyền bệnh: sử dụng bẫy dính vàng trên đồng ruộng để diệt bọ phấn trắng. Đối với những vùng có nguy cơ bùng phát bệnh nên phun thuốc trừ bọ phấn trắng khi chúng ở giai đoạn ấu trùng. 

4. Tabi - bệnh khảm lá sắn

Nếu thấy cây sắn đang có dấu hiệu khảm lá, xoăn lá, xoăn ngọn thì có thể tiến hành phun Tabi để điều trị bệnh, sản phẩm giúp cô lập các mầm bệnh, ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh, tăng khả năng miễn dịch cho cây trồng. Do là chế phẩm sinh học nên rất an toàn lành tính với con người và không gây ô nhiễm môi trường.

Hướng dẫn cách sử dụng bệnh khảm lá sắn

Pha 10-25ml/ bình 20 lít nước (1 chai 250ml dùng cho 1-2 phuy 200 lít). Phun ướt đều toàn tán cây, kể cả những cành phía bên trong tán, toàn bộ vùng gốc dưới tán cây và phun vào chỗ có biểu hiện vết bệnh gây hại. Phun 400-600 lít/ha.

Đối với cây ngắn ngày phun 10-15 ngày/ 1 lần đến khi thu hoạch.

Đối với lâu năm: 3-4 lần/ năm.

Tiến hành tiêu hủy: 

  • Tiêu hủy một phần: Áp dụng cho ruộng sắn có tỷ lệ bệnh < 70% số cây bị nhiễm bệnh, tiến hành nhổ cây bị bệnh, thu gom và đốt. 

  • Tiêu hủy toàn bộ: Áp dụng với ruộng sắn có tỷ lệ bệnh > 70% số cây bị nhiễm bệnh, tiến hành nhổ toàn bộ ruộng. 

  • Đối với ruộng sắn có khả năng thu hoạch thì nhổ toàn bộ cây, lấy củ còn thân lá phải tiêu hủy.

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ những thông tin chi tiết liên quan đến bệnh khảm lá sắn gây nguy hại cho cây trồng. Mong rằng, bà con sẽ có thêm kinh nghiệm xử lý bệnh một cách hiệu quả. Hãy đến VNFarm để học hỏi thêm nhiều kiến thức liên quan đến nông nghiệp nhé!


Liên hệ